Triệu chứng và cách chữa lật sơ mi cổ chân nhanh khỏi

5/5 - (39 votes)

Trong quá trình chơi thể thao tình trạng bị lật cổ chân hay lật sơ mi cổ chân thường xuyên xảy ra. Nó là tình trạng đứt dây chằng hoặc rách phần dây chằng bao quanh vùng cổ chân của chúng ta. Cách nhận biết cũng như cách chữa lật sơ mi cổ chân ra sao? Cùng Vuasport tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây để rõ hơn về tình trạng này.

Lật sơ mi cổ chân là gì?

Tình trạng lật sơ mi cổ chẩn hiểu đơn giản là tình trạng bị tổn thương, đứt dây chằng phần bảo vệ cổ chân của chúng ta. Do quá trình hoạt động với cường độ mạnh hoặc bất ngờ dẫn đến chấn thương. Tình trạng này khá phổ biến ở các vận động viên, hay những người chơi thể thao, biểu hiện là bàn chân quay vào trong và bị sưng tấy, tạo cảm giác đau nhức khó chịu, khó cử động vùng cổ chân.

Các triệu chứng của lật sơ mi cổ chân

Chấn thương này phổ biến ở những người chơi thể thao đặc biệt các môn như: bóng đá, bóng rổ, cầu lông hay tennis,… thường do khởi động chưa kỹ càng hoặc đang vận động phải tạm ngừng hoạt động đột ngột. Dưới dây là các triệu chứng của lật sơ cổ chân mà các bạn không thể bỏ qua.

Các triệu chứng của lật sơ mi cổ chân

Triệu chứng của lật sơ mi cổ chân khi ở giai đoạn đầu mới chấn thương sẽ có hiểu hiện như sau.

  • Xuất hiện vùng bầm tím và sưng đỏ: Đây là triệu chứng chúng ta có thể dễ nhận biết vì có thể nhìn thấy bằng mắt thường được ngay
  • Đau vùng mắt cá chân: Khi bị lật cổ chân, tình trạng đau xảy ra nếu chạm vào mắt cá chân và dễ nhận thấy hơn khi chấn thương bị tác động mạnh.
  • Khó cử động: Đau và sưng ở mắt cá chân khiến khó cử động, di chuyển, đi lại sẽ có hiện tượng nhói, đau nhức phần cổ chân.

Phân loại các dạng lật sơ mi cổ chân

Lật sơ mi cổ chân thường sẽ chia là 2 dạng khác nhau là lật bên trong và lật bên ngoài. Thường sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Lật bên trong

Lật bên trong cổ chân (bàn chân quay vào trong): Đây là tình trạng dây chằng chéo trước bị đứt. Rách dây chằng chéo trước sẽ khiến khớp không ổn định, về lâu dài có xu hướng ngày càng nặng hơn. Lật ngược bàn chân gây ra vỡ vòm bàn chân, có thể kèm theo tổn thương dây chằng chéo trước.

Phân loại các dạng lật sơ mi cổ chân

Lật bên ngoài

Lật phía ngoài cổ chân (bàn chân xoay ra ngoài): Khi bao khớp bên trong bị va đập mạnh, mắt cá giữa bị đứt ra thay cho dây chằng bởi dây chằng delta rất khỏe. Tuy nhiên, dây chằng cũng có thể bị đứt trong quá trình xoay ngoài. Tình trạng này cũng gây áp lực lên các khớp bên và sự chèn ép thường kết hợp với việc uốn cong mắt cá chân có thể gây ra gãy xương mác hoặc dây chằng chày dưới (rách dây chằng chéo trước). Ngoài ra, việc lăn mắt cá chân tạo ra một lực đi xuống dọc theo xương mác, gây ra gãy xương mác gần khớp gối (gãy xương Maisonneuve). Hiểu được tình trạng lật cổ chân để có cách chữa lật sơ mi cổ chân đúng và hiệu quả

Cách điều trị khi bị lật cổ chân

Cách điều trị khi bị lật cổ chân đơn giản với các bước sau. Để khi nếu không may bị lật cổ chân phải làm sao để không ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động về sau

Cách điều trị khi bị lật cổ chân
  • Khi bị lật cổ chân nên dừng mọi hoạt động và phải chườm đá khoảng từ 10 – 20 phút giúp giảm sưng tấy và tránh dây chằng bị giãn. Đây là phương án cần thực hiện luôn lúc ban đầu.
  • Sau đó nên cố định chân bằng cách quấn khăn mềm.
  • Hãy gác chân lên cao và không nên đi lại.
  • Tích cực chườm đá, ngâm chân bị đau vào xô nước đá với mức nước cao đến ống đồng, mỗi lần thực hiện khoảng 20 phút, mỗi ngày 3 lần.
  • Kiên trì ngâm chân, hạn chế đi lại và tránh vận động mạnh thì sẽ sớm phục hồi trong 2 – 3 ngày nếu chấn thương nhẹ.
  • Tập một số bài tập phục hồi như vịn tay vào tường, xoay nhẹ cổ chân,nhún nhẹ chân, mỗi ngày tập khoảng 10 phút.
  • Khi ngủ nên kê chân cao khoảng 30cm.

Đây là với những trường hợp bị nhẹ, nếu xuất hiện xưng to, đau nhức, phải đi đến cơ sở y tế để chụp chiếu, thăm khám để các bác sĩ có phương án hỗ trợ và điều trị hiệu quả.

Một số lưu ý quan trọng khi điều trị lật sơ mi cổ chân

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi bị lật sơ mi cổ chân:

  • Tuyệt đôi không nên sử dụng các loại dầu gió cao, gel có tính nóng, vì nguyên tắc trong điều trị lật cổ chân là “Ưa lạnh tránh nóng”.
  • Không nên tập luyện sớm khi chân chưa khỏi hẳn.
  • Khi cổ chân đã bị lật từ trong ra ngoài, không được dùng tay bóp hay kéo chân. Điều này vô tình làm vết thương thêm trầm trọng.
  • Đối với những người đã bị chấn thương, hạn chế quá sức hạn chế va chạm, vì rất dễ bị lật cổ chân trở lại.

Nếu không được điều trị nhanh chóng trong giai đoạn đầu, chấn thương sẽ để lại những cơn đau kéo dài, dẫn đến tình trạng cổ chân lỏng lẻo mãn tính rất khó điều trị.

Phòng ngừa lật sơ mi cổ chân

Để phòng ngừa lật sơ mi cổ chân, anh em lưu ý trước quá trình chơi thể thao.

Phòng ngừa lật sơ mi cổ chân
  • Hãy khởi động cổ chân trước khi tập luyện thật kỹ càng.
  • Thực hiện các bài tập để cải thiện khả năng thăng bằng của cơ thể
  • Trạng bị các phụ kiện bảo vệ phần cổ chân để ngừa phòng chấn thương.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về tình trạng lật sơ mi cổ chân, cách chữa lật sơ mi cổ chân cũng như nguyên nhân và các phòng tránh. Hi vọng những thông tin hữu ích mà Vuasport cung cấp sẽ giúp các bạn hạn chế, cũng như các phương pháp cách điều trị lật sơ mi cổ chân dễ dàng nhất.

Chúc anh em luôn an toàn.

5/5 (2 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *